“Bí quyết” trồng sầu riêng cho trái quanh năm

Một nông dân trẻ ở Đắk Nông đã khiến nhiều người bất ngờ khi trồng sầu riêng cho trái quanh năm, điều trước nay chưa từng thấy.

Không chỉ vậy, sầu riêng của nông dân trẻ này còn được bán với giá cao và luôn “cháy hàng”.

Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới có 2 làng cổ đẹp như phim, có làng tỷ phú

Anh Bùi Đình Thuận (trú tại xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) là chủ nhân của khu vườn rộng hơn 22ha, trong đó có 6ha trồng xen sầu riêng với nhiều loại cây khác.

Theo anh Thuận, từ năm 2018-2019, gia đình anh bắt đầu trồng xen canh sầu riêng với cà phê, điều, măng cụt và vải thiều trên diện tích 6ha, với hướng đi đa dạng, giúp tận dụng hiệu quả đất đai và khí hậu đặc trưng của vùng cao nguyên.

Hiện tại, trong khu vườn của anh Thuận có khoảng 500 cây sầu riêng đang cho thu hoạch ổn định (chủ yếu là các giống Monthong và Ri6). Trung bình, mỗi cây cho khoảng 1,4 tạ quả/năm, tương đương khoảng 45 trái (trung bình 3 kg/trái).

Anh Bùi Đình Thuận đang cẩn thận kiểm tra những trái sầu riêng non mới đậu trên cành, xung quanh là đủ loại quả to nhỏ trên cây.

Những cây sầu riêng trong vườn của gia đình anh Thuận với đủ “bốn thế hệ” cùng lúc: hoa, trái non, trái già và trái sắp chín, minh chứng cho chu kỳ ra quả quanh năm.

Điều đặc biệt là vườn sầu riêng của anh Thuận cho trái liên tục quanh năm. Trên mỗi cây thường đồng thời xuất hiện cả trái non, trái vừa, trái già và chùm hoa mới, tạo ra chu kỳ ra quả đậu quả luân phiên.

Thứ cá nhà nghèo bơi dày mặt nước, xưa dân miền Tây ngó lơ, nay muốn ăn “đỏ mắt” đi tìm

“Từ năm thứ 4 trở đi, vườn sầu riêng bắt đầu ra trái liên tục. Gia đình tôi chủ động được chế độ dinh dưỡng, nước tưới, kỹ thuật chăm sóc nên cây không bị kiệt sức”, anh Thuận chia sẻ.

Không sử dụng thuốc hóa học hay phân bón tổng hợp, gia đình anh Thuận trồng sầu riêng với phương pháp canh tác hữu cơ, thuận theo tự nhiên.

Nguồn dinh dưỡng chủ yếu đến từ các loại phân ủ hữu cơ như đạm cá, đạm đậu và phân tằm, những nguyên liệu dễ kiếm, thân thiện với môi trường và an toàn cho đất.

Nhờ kỹ thuật chăm sóc bài bản, anh Thuận không chỉ giữ được chất lượng trái ngon, đậm vị mà còn tạo điều kiện cho cây ra hoa, đậu quả bất kể mùa vụ.

Anh Trần Đức Cần (phụ trách kỹ thuật) đang tra tỉ lệ ra đậu hoa và chất lượng trái sầu riêng.

“Tôi không ép cây ra trái, mà tạo điều kiện thuận lợi để nó phát triển tự nhiên. Có lẽ vì vậy mà cây cho trái đều, không bị “mất sức” như cách làm truyền thống,” anh Thuận nói.

Sáp nhập tỉnh Phú Yên, Đắk Lắk, tỉnh mới dự kiến mang tên Đắk Lắk có biển đẹp lạ, tiềm năng to lớn về ngành này

Sầu riêng không kịp chín để bán, khách đặt trước từ khắp các thành phố lớn trên cả nước

Nhờ chất lượng vượt trội và nguồn cung ổn định quanh năm, sầu riêng của anh Thuận luôn được tiêu thụ nhanh chóng, chủ yếu thông qua hình thức đặt trước và vận chuyển tận tay khách hàng.

Nhiều khách quen đến từ các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng…

“Tôi chỉ bán sầu riêng tự rụng, không cắt xanh. Khách hàng rất chuộng vì vị ngọt đậm, cơm dẻo, thơm mà không bị sượng. Giá bán dao động từ 80.000 – 100.000 đồng/kg, mà còn không đủ để giao cho khách hàng”, anh Thuận cho biết.

2 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa sáp nhập, tỉnh hợp nhất có một “báu vật đặc biệt”, cả nước chỉ có một

Anh Cần chăm chú quan sát từng trái sầu riêng non đang phát triển, kiểm tra độ đậu trái để lên lịch bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cây.

Hiện tại, anh Thuận đã tiếp tục trồng thêm 700 cây sầu riêng các giống DoNa và Ri6, Musang King, đang ở năm thứ hai.

Mô hình trồng sầu riêng-cây tiền tỷ của gia đình anh Thuận không chỉ mở ra hướng đi mới cho người trồng sầu riêng tại Đắk Nông, mà còn khẳng định tiềm năng của nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp chất lượng cao trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng hướng đến sản phẩm sạch, an toàn và bền vững.


Nguồn: https://danviet.vn/mot-cay-sau-rieng-ma-co-ca-qua-chin-qua-non-hoa-ra-chi-chit-anh-nong-dan-dak-nong-co-sau-rieng-ban-quanh-nam-d1321632.html